LON COCA VÀ CÁI ĐẦU ÔNG PHÚC


Bài dài 2,229 chữ và sẽ tốn 15 phút của đời bạn để đọc nó và phần còn lại của đời bạn để chửi thề vì sao tác giả không viết sớm hơn và nhiều hơn.
Tác giả là một người không có bất kỳ mối liên hệ nào với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân có nhắc đến hoặc không trong bài viết dưới đây.

Tháng Sáu 2019 kết thúc trong cái nóng điên người của những câu chuyện ngôn tình người lớn: “chọn máy điều hoà hay chọn anh?“, trẻ con mới lớn độ ta hay độ nàng, sự kiện hãng điện máy Tàu đội lốt Việt,… Trong khi thế giới đang nỗ lực hoà đàm với sự kiện thượng đỉnh G20 thì anh hùng bàn phím nội địa “gây bão” với sự kiện cái lon Coca.

Phút thứ 12 đến 14 đài truyền hình quốc gia chiếu một cảnh tượng Thủ Tướng VN Xuân Phúc cùng người phiên dịch tiến đến chào hỏi xã giao Tổng Thống Mỹ Trump trong hội nghị G20 trong vai trò là 1 trong 8 nước khách mời của thủ tướng Nhật Bản tại khuôn khổ hội nghị này (tên đầy đủ: Hội nghị thượng đỉnh G20 về thị trường tài chính và kinh tế thế giới). Nguồn Wikipedia cho hay ông Phúc là Cử nhân Kinh tế đã học qua các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Hành chính Quốc gia, và Đại học Quốc gia Singapore. Xem kỹ clip truyền hình thì thấy một trong các vấn đề thảo luận chính của hội nghị này là về vấn đề chống chủ nghĩa bảo hộ (kinh tế tài chính). Tôi nhận thấy anh chị em bạn bè Facebook chỉ share hình ảnh ông Trump khoanh tay trước ông Phúc. Theo clip này tôi hiểu khác rất nhiều, xin phép được mạn bàn về vấn đề ngôn ngữ cơ thể và vài câu hỏi mang tính quan điểm cá nhân của người ít theo dõi thời sự, xa rời chính trường, không có nhu cầu làm ăn kinh tế thân hữu.

Như đã phân tích nêu trên, 20 nước lớn nhất thế giới về quy mô kinh tế mời một số nước khác làm khách, có thể hiểu một cách bình dân như một bác người thổ sinh sống tại Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, hoặc Năm Căn,… được mời đến Hà Nội hoặc Tp HCM uống trà thăm hỏi các vấn đề kiểu như phát triển du lịch đến quê của bác ấy có nguy hại gì không, bác ấy có cần thiết phải trang bị condoms cho các em gái ngành ở nơi ấy không, tiếng Anh bản địa của người quê bác thế nào để nói chuyện với khách Tây, vân vân. Hiểu nôm na như thế, để thấy việc thủ tướng đi sứ là lo buồn nhiều hơn vui vẻ.

Phân tích những phút giây tiếp đón tại khu vực Thủ tướng Nhật bản Abe Shinzō 安倍あべ 晋三しんぞう (An Bội Tấn Tam), ta có thể dễ dàng nhận thấy người Nhật đối xử không hay ho lắm với ông Phúc. Chỉ chào và bắt tay, cho phóng viên các hãng thông tấn quốc tế chụp hình, sau đó lại chào rồi cho rời vị trí để đón tiếp quan khách khác. Thái độ tương đối giống và khác lúc ông Abe bắt tay Tập Cận Bình, hai ông này nắm chặt tay, gầm gầm thủ thế, rồi cũng rời ra. Nhìn thấy đanh hơn nhiều, bằng mặt mà không bằng lòng hơn nhiều, và quan trọng nhất, bằng vai phải lứa. Thái độ này mềm mỏng hơn khi ông Abe giáp mặt ông Putin, như những người bạn không được thân thiết, gặp lại vẫn có khoảng cách dù cố tạo hình đẹp. Nó khác hẳn khi ông gặp ông Trump, vị tổng thống này chủ động hỏi chuyện, và hai ông cũng trao đổi được hai ba đoạn thoại; chứ không nghi thức suông như khi đối đãi với hai anh em Trung- Việt.

Đoạn gay cấn nhất với dân Việt Nam là khi ông Phúc cùng người phiên dịch và một vị nữa không rõ là ai, tiến đến thăm hỏi ông Trump tại vị trí ngồi của ông Trump. Vừa nghe một câu đoàn VN nói ra ông Trump lập tức khoanh tay thủ thế. Đây là một trong các động tác thể hiện rõ rệt thái độ phòng thủ với đôi cánh tay như những rào chắn sự xâm nhập của đối phương. Ông Phúc rõ ràng hiểu thấu động tác phòng vệ này, nó biểu thị sự đóng cửa tiếp nhận thông tin, nên ông đã hai lần bốn lượt tiếp xúc cơ thể với ông Trump, khi thì dùng hai tay gỡ đôi gọng kiềm và khi tạm biệt, dùng cả đôi tay ôm lấy đôi vai của ông Trump. Hai lần khác ông chạm cả vào người ông Trump, như kiểu các chị em hay nép vào bóng tùng quân trong các phim cung đấu Trung Hoa vậy. Thái độ mà thông qua ngôn ngữ cơ thể, về việc cố gắng gỡ trói cho cuộc hội thoại, có thể thấy rất rõ qua hai chi tiết: ông Trump chủ động kết thúc cuộc hội thoại, chỉ tay về phía ngồi xa xa và ông Phúc chào tạm biệt, và trước đó ông Phúc rất tự nhiên khoa chân múa tay khi chuyện trò cùng các quan chức khác.

Không thể dùng một clip hoặc một hình ảnh duy nhất để suy diễn cả quá trình ngoại giao và chính trị, tôi chỉ muốn thông qua việc mạng xã hội lan truyền các thông tin như ông Trump khoanh tay cúi đầu là một sự diễn dịch sai lệch ngữ cảnh, như trên đã phân tích.

Vốn không quá quan tâm đến chính trường, nay xem kỹ clip ông Phúc tại G20 tôi thấy … chạnh lòng quá. Nắm chặt lấy đôi tay của quá nhiều thủ tướng, Tổng Thống các nước có nền kinh tế lớn, phải chăng là thái độ lưu luyến, xót xa, người ơi người ở đừng về, vì chẳng còn tư thế nào và nước đi nào cho nền kinh tế có định hướng trong cuộc chơi lớn này nữa?? Đây cũng chính là bức tranh cá nhân của tôi, vào những năm trẻ trung và sung mãn nhất của sự nghiệp, nhiều lần bị các hãng ngoại quốc chối từ khi nộp hồ sơ xin việc. Cái bắt tay tạm biệt với những người phỏng vấn mình biểu thị sự luyến tiếc, chấp nhận mà chẳng thể phản kháng gì việc chối từ; trong sự ghẻ lạnh và cảm xúc phiền toái, miễn cưỡng.

Image result for body language hand shake

Nếu như vị thế quốc gia của Việt Nam không cho phép chúng ta có bất kỳ điểm tựa nào để ngẩng cao đầu tại sân chơi lớn mà ta là khách mời, thì ở nội địa có hai sự kiện làm mưa làm gió một cách quái đản.

Sự việc Khui lon mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá, bị khán giả la ó vì trọng tài tuýt còi sai. Tôi không muốn và không buồn quan tâm truy nguyên đến các thông tin gốc của Hương nữ cục trưởng mà lẽ ra phải cẩn thận xem đi xem lại bối cảnh đề dẫn đến phát biểu được lưu hành “dậy sóng” [nếu đặt mũ, thêm dấu, thì sẽ hết sức mất văn hoá]. Đúng vậy, hàng loạt sự kiện xã hội khiến người ngờ nghệch nhất cũng phải bất bình đã chứng minh đanh thép cho nữ cán bộ suy luận: Sau mọi chiến thắng là hàng loạt tai nạn giao thông (dù bình thường vẫn có tai nạn), Hủ tục ăn mừng chiến thắng hoặc kể cả bại trận bằng tăng hai, tăng ba, tay cầmtrá hình,…thì nhìn đâu cũng có thể thấy bệnh dịch từ trong đầu đã chảy ra đầy ngòi bút và bàn phím đến công văn, lan sang án lệLinh nựng“.

Trong nỗ lực đơn độc của một doanh nhân được gọi là Shark Phú khi nói rằng Truyền thông doanh nghiệp phải chân thực, không thể đổi trắng thay đen, thì đại doanh nghiệp Việt mang tên Vin đã làm ngược lại. Ta thấy không lạ lùng khi các shark Khải, shark Tam quá nổi đã trở thành quá chìm.

Mặc dù tờ báo Luật Khoa Tạp Chí đã có bài dịch full mang tựa đề “Sự trỗi dậy đầy nghi vấn” cho bản viết tiếng Anh Financial Times (FT) “The rise and rise of a Vietnamese corporate empire” này nhưng tôi không thấy hài lòng lắm về cách dịch bài, nó chỉ tương đối chính xác về mặt ngôn từ khoảng 90% so với nguyên bản. Cần phải hiểu về readership/ viewership (thuật ngữ ngành truyền thông, “ai mua (để) đọc báo”/ “ai chuyền tay nhau tờ báo”) và hiểu sâu hơn về hàm ý người góp phần quyết định kinh tài của thế giới, thì sẽ hiểu sâu sắc và trọn vẹn bức tranh vân cẩu hơn.

According to the Global Capital Markets Survey, which measures readership habits amongst most senior financial decision makers in the world’s largest financial institutions, the Financial Times is considered the most important business read, reaching 36% of the sample population, 11% more than The Wall Street Journal (WSJ), its main rival. The Economist, which was once 50% owned by FT, reaches 32%. FT’The Bankeralso proved vital reading, reaching 24%.[28] In addition FT was regarded as the most credible publication in reporting financial and economic issues among the Worldwide Professional Investment Community audience. The Economist was also rated the third most credible title by most influential professional investors (those who personally managed asset funds worth $5 billion or more), while the WSJ was second.[29]
Source: Wikipedia

Theo đoạn trích dẫn trên, FT có ảnh hưởng đến 52% những người nắm quyền sinh sát ở các tổ chức kinh tế tài chính lớn nhất thế giới (lấy 36% thị phần của tờ báo này, cộng với 50% của 32% thị phần mà hãng này nắm giữ). Như vậy, người đọc báo sẽ là người có tương đối sâu bối cảnh để đầu tư vào một quốc gia, lãnh thổ và thương hiệu.

Chỉ cái tựa bài đã thấy sự khôi hài, Sự tăng và tăng mãi của một đế chế kinh tế Việt. (không nhắc đến tên doanh nghiệp). Câu sub- title (tít phụ) quá hay và quá khó, không thấy được dịch. “Vingroup makes everything from smartphones to schools. But civil activists fear its growing clout”. Lược hiểu, Người tiến bộ e ngại về sự chắp vá còn nó thì [quá tự mãn] làm mọi thứ. Theo những kỹ thuật làm báo mà tôi đã được học và thực hành, Tựa bài và tít phụ là những dòng tóm tắt để sàng lọc độc giả thờ ơ và thu hút độc giả quan tâm. Nếu thực sự quan tâm đến việc đầu tư vào một quốc gia cụ thể, người ta sẽ đọc một cách chăm chú các bài báo uy tín, trích lược thông tin cần thiết và sẽ làm rất nhiều bài tập. [Một trong các bài viết cũ của tôi có phê phán cách làm ăn xổi của doanh nghiệp trẻ VN là chỉ lấy thông tin từ báo chí và cho rằng như thế là quá đầy đủ và chuyên nghiệp rồi]. Toàn bài báo tiếng Anh ta thấy rất rõ 9 điểm chê, 1 điểm nghi vấn về sự tồn tại của doanh nghiệp mang màu cờ sắc áo quốc gia này. Tuy nhiên khi trở về tiếng Việt, thì lại là một bài báo 7 phần khen và 3 phần đặt dấu hỏi theo khuynh hướng dẫn dắt suy luận tích cực về chủ đề tốt đẹp đã được bày biện. Nghi vấn lớn nhất là sự cóp nhặt và biến đổi sai mô hình kinh tế Tập đoàn nhà nước thì đã được bóp méo và chuyển ngữ sai lệch hẳn nội dung không- thể- hiểu- sai.

Cá nhân tôi, không thể xác định rõ là một người yêu nước hay thờ ơ với đất nước. Chỉ biết rõ một điều, tôi yêu nghề và thành thực với nghề nghiệp (truyền thông, tài chính). Đọc hiểu tư thế quốc gia của ông Phúc trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, tham chiếu vụ án cái lon, và giận dữ vì cách truyền thông trái đạo lý và phản bội khách hàng của chính người nhà, khiến tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm cho tương lai của những nhà đầu tư và khách hàng của anh Vượng với gương mặt đen đúa khi gượng gạo cười mà lòng trĩu nặng âu lo do báo FT khắc hoạ và báo Zing lành nghề đã giấu biệt đi.

Nguồn ảnh: Financial Times
Đọc báo, và suy ngẫm thử, Nguồn tiền nào cho tăng trưởng, dòng tiền nào cho phát triển thị trường, và sự kế thừa nào về mặt chính danh thương hiệu để trở thành điểm tựa cho những khoản lãi mà các nhà phân tích tài chính đệ trình hành động khuyến nghị?
Image may contain: one or more people and text

Truyền thông thương hiệu là sự trung thực đạt đến tầm nghệ thuật hay chỉ là tiểu xảo ngành?

Yendieu,
A CFA passionate candidate to be 😀

One comment

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.