Change management- Quản trị sự thay đổi


Lời người biên soạn: Tôi đã viết bài những này vào năm mình tròm trèm 30t, cái tuổi quá nhỏ bé để viết về những điều lớn lao hơn sự hiểu biết của mình, lại quá vụng dại để hoàn thiện nó theo cách thức mà tri thức cần thiết được chuyển tải và mài giũa; ít nhất là theo tiêu chuẩn của một văn bản “khoa học”, hoặc một thể tài viết nào đó mà mình được học rất kỹ.

Trong quá trình “làm lại” wordpress sao cho mỗi bài đọc là một sự hoàn thiện nhất định, xin phép được gắn link đối với những bài sau đó và viết lại (tại bài khác). Sở hữu một phiên bản hoàn thiện duy nhất sẽ giúp cho hình ảnh của tôi đẹp hơn, và tài năng của tôi (nếu có) sáng hơn. Tuy nhiên nếu có hai phiên bản khác nhau thì việc so sánh chúng sẽ giúp bạn đọc và chính tôi nhận ra sự khác biệt về mặt tri thức. Sự khác biệt này là giá trị của học tập, tôi nghĩ vậy.

YD, The Editor.

Có lẽ CM là thuật ngữ quan trọng nhất, và hiệu lực nhất, ở buổi giao thời này.

Trong lúc chờ bài này đang được viết, xin mời các bạn theo dõi các đường link sau để có thêm chút hiểu biết về CM. Cảm ơn bạn Tân đã là nguồn động viên viết bài này, vì tôi chợt nhớ lại thời điểm [mà mình] nhận thức rằng cần thay đổi và luôn luôn không thay đổi được gì. NÓI CHUNG, AI CŨNG CẦN PHƯƠNG PHÁP LUẬN HOẶC/ VÀ SƯ PHỤ. 

Build Support for Effective Change Management

Change, Change, Change: Change Management Lessons From the Field

Change Management Tips

Change Management Wisdom

Planning and Analysis in Change Management

Có lẽ ông tổ của CM là Darwin với thuyết tiến hóa, phát biểu rằng mọi cá thể cần thay đổi để thích nghi với sự thay đổi của môi trường bên ngoài để có thể tồn tại, sinh trưởng, và phát triển nòi giống. Mọi người đã “chứng kiến” nhiều thay đổi lớn: sự tồn tại trên lý thuyết của chủ nghĩa Xã Hội, sự suy diệt của nhiều triều đại, sự sụp đổ của nhiều tập đoàn hùng mạnh, sự tàn lụi của nhiều nền văn minh…. Nhìn theo Triết học phương Đông thì đây là Sanh lão bệnh tử, còn theo Triết học phương Tây, cụ thể là Kinh tân ước thì “Một cánh cửa này đóng lại, những cánh cửa khác sẽ mở ra”. Vì thế, bộ môn CM được lập nên để quản trị sự thay đổi, và để lèo lái các cá nhân, tổ chức,… định hướng và điều chỉnh sự thay đổi theo ý muốn của mình. CM đã trở thành một môn học nghiêm túc, một ngành học sáng giá của tương lai. Nhiều tập đoàn lớn có những chức danh CM manager hoặc cao hơn, và đây là xu thế tất yếu của thời đại: sẽ ngày càng có nhiều vị trí như thế này hơn ở những công ty cỡ trung trở lên.  

Một tài liệu hay tại About.com mà tôi đã được đọc chia CM thành 8 giai đoạn/ bước/ quá trình. [Hai tuần nay tôi cố công tìm lại mà không được tài liệu đó, chỉ có tài liệu mới mà thôi, kính đề nghị bạn nào có nhã ý tìm hiểu thì share link giúp để các bạn khác cũng đọc được tài liệu hay]. Các bước đó như sau (có thể sai, 80-20):

1/ Nhận thức: thấu hiểu rằng mọi thứ cần phải thay đổi, hoặc cách thực hiện một công việc hiện tại không ổn, hoặc có thể làm tốt hơn.

2/ Quyết tâm: có tư tưởng “thay đổi” chứ không phó thác, bỏ mặc, hoặc yếm thế “thôi kệ”.

3/ Có phương pháp và lộ trình: sự thay đổi là quá trình từ từ dần dần để tạo thói quen, chứ không phải và không thể là một vài động tác “cái rụp”.

4/ Thực hiện: đây là bước tiếp theo của (3)

5/ Kiểm tra: là cách chúng ta xem xét lại về (3) và (4), đánh giá và tiếp thêm năng lượng để thay đổi.  

6/ Sửa chữa, củng cố: là bước để thay đổi cho (3-5) nếu việc thay đổi chưa đạt như mong muốn. Sở dĩ để bước 5, 6 tách nhau là để “quản trị sự thay đổi” về lượng, “dục tốc bất đạt” và “bạo phát bạo tàn”.

7/ Revisit: bước này để nhìn nhận và chúc mừng cho những thay đổi nho nhỏ mà đã đạt được, từ đó nhận thức rõ hơn về sở trường sở đoản mà thực hiện tiếp thay đổi này hoặc những cái khác.  

8/ Quên roài: 😀

Tóm lại: thay đổi là một quá trình, chứ không phải là một “hành động triệt để”. Điều này cắt nghĩa cho rất nhiều thay đổi bất thành: từ chuyện rất lớn như sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết đến chuyện rất nhỏ như những bạn nào không thể dậy sớm và/ hoặc tập thể dục mỗi ngày.

Trịnh Xuân Thuận trong một tác phẩm nổi tiếng của ông, đạt giải thưởng lớn Moron, “Những con đường ánh sáng”, có một câu chuyện thú vị về chú gà con nở ra từ quả trứng. Chúng ta cứ lầm tưởng khi con gà lục tục chui ra từ vỏ trứng là lúc nó “change”, kỳ thực là nó đã được hoài thai từ rất lâu trong bụng mẹ, rồi sau đó đủ thời gian, đủ nhiệt độ, chú gà sẽ nở ra. Nếu chúng ta ngưỡng mộ chú gà nở ra và thấy đó là sự vi diệu, thì chúng ta đã không nhớ được bài học Triết đầu tiên: “chỉ thấy hiện tượng chứ không hiểu được bản chất”. Cái minh họa đơn giản gà- trứng biểu hiện một triết lý vĩ đại mà ai cũng đã từng (phải) học qua: sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

Mỗi ngày chúng ta mỗi thay đổi, chỉ có chúng ta có nhận ra không? Hãy đừng đòi hỏi mọi việc phải như xưa, hoặc đừng lo lắng nếu mọi việc không như xưa. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi chúng ta cần nuôi dưỡng một vài sự thay đổi nào đó. Tốt nhất nên gieo một hạt giống thay đổi ở trong đầu, và thường xuyên suy ngẫm về nó. Nếu các bạn ủng hộ Change Management thì hy vọng rằng chúng ta còn gặp lại ở chủ đề này thường xuyên hơn.

Kỳ sau tôi sẽ copy lại bài review quyển sách nổi tiếng của Trịnh Xuân Thuận. Bây giờ mời các bạn xem Thay đổi hay là chết.

16 comments

  1. Good day

    Em sẽ đọc và nghiên cứu kỹ những bài này, và lần lượt từ ebook ở những entry trước nữa.
    Trước khi tìm SƯ PHỤ có lẽ là em nên do my homework first, then look for a methodology 😀

    Warm regards,
    Tân

  2. Em đây! hì hì! sis yêu! e ủng hộ cái vụ CM này! em cũng đang thay đổi nhận thức và đáp ứng với hoàn cảnh sis ơi!!! cảm ơn sis nhiều!!

  3. Tinh co tim duoc site cua Hoang Yen khi dang luot web tim tai lieu. Wow, 1 ngac nhien. Co ban dang yeu cua minh truoc day sao ? Tai sao bay lau nay khong he biet duoc. “Gap lai” nhau tren web cung la 1 cai ” duyen”, ban nhi…

    Thuong yeu,

    P/S : Dung se danh thoi gian nhieu hon cho blog cua Yen 🙂

  4. Đối với mảng CM, em được biết có quyển TẢNG BĂNG TAN (The Iceberg is melting), của tác giả …. Kotter (không nhớ rõ hết tên).
    Quyển này đưa ra triết lý về việc thay đổi là vấn đề tất yếu. Đồng thời, tác giả đã làm mềm đi (cho dễ tiêu hóa) những quan điểm và cách thức control trong sự thay đổi. Ngoài ra, cuốn sách còn nêu ra những mẫu người tiêu biểu khi đối phó với sự thay đổi, chúng ta có thể tự soi mình và tìm ra ưu khuyết trong những biến cố. Một điều thú vị là sách đã khắc họa thế giới chim cánh cụt một cách hài hước. Nếu những quyển sách nói về CM làm ta nhức đầu bởi tính lý luận thì ta sẽ phì cười bởi sự ngây ngô của bộ tộc cánh cụt.

    Chia sẻ cùng mọi người !

    • Thanks,
      Tôi cũng sẽ tìm kiếm thêm để đọc, cảm ơn bạn đã chia sẻ.

  5. Đúng là trời hạn gặp mưa 🙂 đang tìm tài liệu CM thì đọc được bài của “nàng”. Duyên thế không biết! Để xem lĩnh hội được bao nhiêu rồi tham vấn nàng sau, hihi

Leave a reply to Tony Lee Cancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.